TÌM HIỂU CHUNG VỀ CHI NHÁNH/VPĐD/ĐĐKD

Chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (CN/VPĐD/ĐĐKD) ra đời là Do nhu cầu phát triển mạng lưới kinh doanh trên thị trường, nhằm tạo điều kiện tiếp thị, quảng cáo và giao dịch sản phẩm thuận tiện nhất, nhanh nhất tới tay người tiêu dùng; và để cho người tiêu dùng đi lại, tìm kiếm sản phẩm của công ty thuận lợi hơn.

1. Chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh là gì?

Điều 41 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
– Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinhdoanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
– Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
– Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Ngoài ra ngành nghề kinh doanh có sự khác nhau: đối với Chi nhánh và địa điểm kinh doanh thì ngành nghề kinh doanh giống ngành nghề của công ty mẹ. Nhưng đối với ngành nghề kinh doanh của Văn phòng đại diện thì chỉ là: Giao dịch và tiếp thị.

2. Quy định về việc thành lập chi nhánh/VPĐD/ĐĐKD công ty tnhh hai thành viên:

– Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.
– Trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.
– Người đứng đầu CN/VPĐD/ĐĐKD có thể là thành viên khác, hoặc có thể là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu:

Ví dụ: Tên công ty mẹ là: CÔNG TY TNHH KINH DOANH A.B.C
Tên Chi nhánh: CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KINH DOANH A.B.C
Tên VPĐD: VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH KINH DOANH A.B.C
Tên ĐĐKD: ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CÔNG TY TNHH KINH DOANH A.B.C

3. Thủ tục thành lập chi nhánh/VPĐD/ĐĐKD công ty tnhh hai thành viên:

– Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh/ văn phòng đại diện;
– Quyết định của hội đồng thành viên về việc đăng ký hoạt động chi nhánh/ văn phòng đại diện;
– Biên bản họp hội đồng thành viên về việc đăng ký hoạt động chi nhánh/ văn phòng đại diện;
– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh/ văn phòng đại diện;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh/ văn phòng đại diện: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

4. Thời hạn giải quyết hồ sơ:
–  03 ngày kể từ ngày tiếp nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp
– 15 phút cho việc khắc dấu và 24 giờ cho việc thông báo mẫu dấu công ty đối với trường hợp công ty hạch toán độc lập có nhu cầu sử dụng con dấu riêng

5. Tư vấn hỗ trợ

Hiểu rõ sự khó khăn của các doanh nghiệp mới thành lập, Luật Hoàng Gia luôn luôn chia sẻ kinh nghiệm và các phương án chọn lựa hình thức thích hợp nên thành lập chi nhánh/ văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh. Vì vậy Quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ nhất. Luật Hoàng Giasẽ hỗ trợ cho quý khách hàng và tư vấn về các vấn đề sau khi thành lập công ty như :

  • Tư vấn khởi nghiệp giúp bạn an tâm hơn khi thành lập mới công ty
  • Tư vấn cho khách hàng về các hoạt động của doanh nghiệp (qua email, thư, fax).
  • Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email).
  • Soạn thảo các hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm: Điều lệ, Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật,
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, Chứng nhận sở hữu cổ phần, Sổ cổ đông, Thông báo lập sổ cổ đông…
  • Thành lập công ty, thay đổi, giải thể, bổ sung: Doanh nghiệp tư nhân, Cty TNHH, Cty Cổ Phần, 100% vốn nước ngoài, xin giấy phép đầu tư….
  • Đăng ký nhãn hiệu – thương hiệu độc quyền, bản quyền tác giả, phần mềm, chỉ dẫn địa lý…
  • Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Đăng ký lưu hành mỹ phẩm.
  • Làm hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng: thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…
  • Dịch vụ báo cáo thuế, làm các thủ tục về thuế.
  • Xin giấy phép các ngành khó: Massage, ANTT, PCCC, bảo vệ, khách sạn…
  • Đăng ký mã số mã vạch.
  • Tư vấn hôn nhân gia đình, phân chia di sản thừa kế, tranh chấp đất đai.
  • Các dịch vụ khác…

Hãy gọi cho chúng tôi ngay – để được sự hài lòng cần thiết về dịch vụ bạn đang cần!