Công ty TNHH hai thành viên là gì?

  • Điều 47 luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ 01/07/2015 quy định khá chi tiết và đầy đủ, cơ bản trong đó cần lưu ý: Công ty tnhh 2 thành viên là các tổ chức, cá nhân với số lượng từ 2 thành viên đến không quá 50 người. Và tất cả đều phải chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi góp vốn ban đầu.

  • Thành viên của công ty có thể là cá nhân hoặc các tổ chức trong nước và ngoài nước tham gia góp vốn.
  • Tất cả các trách nhiệm về sản phẩm của công ty đều có thời hạn nhất định nên được gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn.

1. Điều kiện cần có khi thành lập công ty TNHH hai thành viên:

a. Cách đặt tên doanh nghiệp sao cho đúng quy định:

  • Tên doanh nghiệp được bằng tiếng Việt, tiếng Anh, Chữ cái, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
  • Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
  • Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp….trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

b. Địa chỉ trụ sở công ty:

  • Địa chỉ trụ sở công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

c. Đăng ký Ngành nghề kinh doanh:

  • Theo quy định hiện hành, thì Doanh nghiệp được tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, mã ngành bắt buộc tuân theo mã ngành cấp 4 theo Quyết định Số: 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 và có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018
  • Ngành nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh, nó chi phối rất nhiều yếu tố khác. Bạn nên chuẩn bị kỹ tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề liên quan.
  • Khi thành lập công ty, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện để được thành lập.

d. Vốn điều lệ công ty:

  • Là số vốn do các thành viên công ty cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty. Các thành viên chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký. Vốn điều lệ công ty có liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng (dưới 10 tỉ thuế môn bài 1 năm 2.000.000, trên 10 tỉ thuế môn bài 1 năm 3.000.000)
  • Không có quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghê yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này do các thành viên doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác.

e. Người đại diện theo pháp luật:

  • Là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.
  • Chức danh người đại diện là Giám Đốc
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải thường trú tại Việt nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2. Hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (liên hệ để được cung cấp mẫu);
  • Danh sách thành viên (liên hệ để được cung cấp mẫu);
  • Điều lệ (liên hệ để được cung cấp mẫu);
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
    – Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực trường hợp người thành lập là cá nhân;
    – Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác trường hợp người thành lập là tổ chức; Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp);
    – Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Các bước liên quan đến thành lập công ty TNHH hai thành viên và thời gian hoàn thành:

4. Xem thêm các loại hình doanh nghiệp khác :

5. Hỗ trợ sau khi thành lập Doanh nghiệp trọn gói tại Luật Hoàng Gia 

Hiểu rõ sự khó khăn của các doanh nghiệp mới thành lập, Luật Hoàng Gia sẽ hỗ trợ cho quý khách hàng và tư vấn về các vấn đề sau khi thành lập công ty như :

  • Tư vấn khởi nghiệp giúp bạn an tâm hơn khi thành lập mới công ty
  • Tư vấn cho khách hàng về các hoạt động của doanh nghiệp (qua email, thư, fax).
  • Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email).
  • Soạn thảo các hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm: Điều lệ, Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật,
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, Chứng nhận phần góp vốn của các thành viên…
  • Thành lập công ty, thay đổi, giải thể, bổ sung: Doanh nghiệp tư nhân, Cty TNHH, Cty Cổ Phần, 100% vốn nước ngoài, xin giấy phép đầu tư….
  • Đăng ký nhãn hiệu – thương hiệu độc quyền, bản quyền tác giả, phần mềm, chỉ dẫn địa lý…
  • Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Đăng ký lưu hành mỹ phẩm.
  • Làm hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng: thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…
  • Dịch vụ báo cáo thuế, làm các thủ tục về thuế.
  • Xin giấy phép các ngành khó: Massage, ANTT, PCCC, bảo vệ, khách sạn…
  • Đăng ký mã số mã vạch.
  • Tư vấn hôn nhân gia đình, phân chia di sản thừa kế, tranh chấp đất đai.
  • Các dịch vụ khác…

Hãy gọi cho chúng tôi ngay – để được sự hài lòng cần thiết về dịch vụ bạn đang cần!