Công ty hợp danh là gì?

Điều 172 quy định Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

1. Điều kiện cần có khi thành lập công ty hợp danh:

a. Cách đặt tên doanh nghiệp sao cho đúng quy định:

  • Tên doanh nghiệp được bằng tiếng Việt, tiếng Anh, Chữ cái, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
  • Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
  • Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp….trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

b. Địa chỉ trụ sở công ty:

  • Địa chỉ trụ sở công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

c. Đăng ký Ngành nghề kinh doanh:

  • Theo quy định hiện hành, thì Doanh nghiệp được tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, mã ngành bắt buộc tuân theo mã ngành cấp 4 theo Quyết định Số: 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 và có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018
  • Ngành nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh, nó chi phối rất nhiều yếu tố khác. Bạn nên chuẩn bị kỹ tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề liên quan.
  • Khi thành lập công ty, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện để được thành lập.

d. Vốn điều lệ công ty:

  • Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
  • Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
  • Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
    – Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
    – Vốn điều lệ của công ty;
    – Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên; loại thành viên;
    – Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;
    – Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
    – Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;
    – Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.
  • Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp

e. Người đại diện theo pháp luật:

  • Là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.
  • Chức danh người đại diện là Giám Đốc/tổng giám đốc
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải thường trú tại Việt nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2. Hồ sơ thành lập công ty hợp danh gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (liên hệ để được cung cấp mẫu);
  • Danh sách thành viên hợp danh (liên hệ để được cung cấp mẫu);
  • Điều lệ;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

 3. Các bước liên quan đến thành lập công ty hợp danh và thời gian hoàn thành:

4. Xem thêm các loại hình Doanh nghiệp khác:

5. Hỗ trợ sau khi thành lập Doanh nghiệp trọn gói tại Luật Hoàng Gia

Hiểu rõ sự khó khăn của các doanh nghiệp mới thành lập, Luật Hoàng Gia sẽ hỗ trợ cho quý khách hàng và tư vấn về các vấn đề sau khi thành lập công ty như :

  • Tư vấn khởi nghiệp giúp bạn an tâm hơn khi thành lập mới công ty
  • Tư vấn cho khách hàng về các hoạt động của doanh nghiệp (qua email, thư, fax).
  • Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email).
  • Soạn thảo các hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm: Điều lệ, Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật,
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, Chứng nhận phần góp vốn của các thành viên…
  • Thành lập công ty, thay đổi, giải thể, bổ sung: Doanh nghiệp tư nhân, Cty TNHH, Cty Cổ Phần, 100% vốn nước ngoài, xin giấy phép đầu tư….
  • Đăng ký nhãn hiệu – thương hiệu độc quyền, bản quyền tác giả, phần mềm, chỉ dẫn địa lý…
  • Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Đăng ký lưu hành mỹ phẩm.
  • Làm hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng: thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…
  • Dịch vụ báo cáo thuế, làm các thủ tục về thuế.
  • Xin giấy phép các ngành khó: Massage, ANTT, PCCC, bảo vệ, khách sạn…
  • Đăng ký mã số mã vạch.
  • Tư vấn hôn nhân gia đình, phân chia di sản thừa kế, tranh chấp đất đai.
  • Các dịch vụ khác…

Hãy gọi cho chúng tôi ngay – để được sự hài lòng cần thiết về dịch vụ bạn đang cần!